Nội dung chính
Chống thấm sân thượng là công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình thi công nhà ở. Bởi sân thượng là nơi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở nước ta thì việc xữ lý chống thấm là vô cùng cần thiết. Nếu không được xữ lý đúng cách rất dể dẫn đến bị thấm sàn, ố vàng, nấm mốc. Gây mất tính thẩm mỹ củng như độ mỹ quan của công trình. Chính vì vậy việc chống thấm cho sân thượng nói riêng và toàn bộ công trình nói chung. Ngày càng được các gia chủ quan tâm, đầu tư xữ lý tỉ mỉ để có được một không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ.
Đối với Nhà Miền Tây, chúng tôi sử dụng phương pháp chống thấm sàn mái bê tông, sân thượng bằng màng khò nóng. Với phương pháp này giúp sân thượng chịu lực nén, lực xé cở học của không khí tốt. Chịu được sự thay đổi của thời tiết và kháng lão hóa cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp chống thấm này qua bài viết sao đây nhé.
Hình ảnh: Chống thấm sân thượngMặt bằng bố trí nội thất
Thao tác chống thấm bằng màng khò nóng
Bước 1: Quét lớp tạo dính
Dùng con lăn hoặt chổi để quét đều lớp keo sao cho lớp keo được quét mỏng, điều trên bề mặt thi công. Lưu ý cần phải tính toán diện tích và thời gian thi công. Tránh trường hợp để keo qua đêm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm của công trình.
Hình ảnh: Pha điều keo trước khi quét
Sau khi quét keo khoảng 2-3 tiếng, tùy vào thời tiết và lớp keo được quét dày hay mỏng, lớp keo tạo dính sẽ khô, chúng ta tiến hành dáng màng chống thấm cho công trình thi công
Bước 2: Dán màn chống thấm
Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới. Tránh trường hợp nhằm mặt khò hỏng màng dán.
Chuẩn bị công cụ khò (đèn khò, bình gas).
Hình ảnh: Sika BituSeal chống thấm sân thượng
Trải màn khò vào vị trí chống thấm chuẩn bị dán. Lưu ý trải điều màn trên diện tích bề mặt thi công, tránh để kẻ hở làm ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm công trình.
Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đầu khò dùng gas (Chú ý phân bổ nguồn nhiệt vừa đủ và điều tay, lướt ngọn lửa qua lại vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đảm bảo lớp tạo dính và màng chống thấm bám chặc nhất có thể để tạo chất lượng chống thấm chất lượng nhất.
Tác dụng lực lên bề mặt màng chống thấm, đảm bảo màng được ép sát với bề mặt cần được chống thấm. Tránh hiện tượng bong bóng, bọt khí ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tại bề mặt tiếp xúc giữa các tấm màng dùng dụng cụ có mặt phẳng xiết mạnh để làm kín phần tiếp giáp, mang lại hiệu quả cao trong chống thấm sân thượng.
Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.